Thursday, 19 May 2016

CON GÁI MẸ

0 comments

Từng ngưỡng mộ bé NHẬT NAM, bạn Thăng Long (hiện tại đều đang học ở MỸ lớp 10 và 11) và theo tư vấn của một người bạn cho con học hè ở trường NEWTON,mình đã nhập học cho con là bé BÌNH DƯƠNG học cấp 2 ở trường THCS Newton năm học 2015-2016.


Sau một năm con gái mình học ở đây, mình thấy con mạnh dạn và sự ngạc nhiên khi nghe con đòi mẹ giảng giải cho những từ về vốn, lãi suất bằng tiếng anh để con làm bài tập về nhà hồi 2 tháng trước. Mới hôm qua thôi, tôi lại sửng sốt khi con đứng trước rất nhiều thầy cô và các anh chị lớp 7 đến lớp10 để trình bày một dự án "KINH DOANH ONLINE". Tôi kể cho bạn tôi là giám đốc một doanh nghiệp, họ nói làm gì có chuyện đó... ÔI đây là chuyện thật 100%.



Nghe con gái tôi đã tự trình bày dự án kinh doanh của con mà tôi thấy như các bạn nhân viên của tôi ở tuổi gấp 2 gấp 3 lần tuổi con với bằng cử nhân kinh tế và đại học trình bày. Sự ngạc nhiên đã khiến tôi thành cảm động,
bởi con đã đến bên mẹ, bởi ngôi trường mà con đang học là sự lựa chọn đúng của mẹ.



Hạnh phúc là một cảm giác rất đỗi bình thường khi con người ta đạt được sự mong muốn. Tôi đã rất hạnh phúc bởi con gái mình đã mang lại. Cảm ơn con gái BÌNH DƯƠNG, cảm ơn các thầy cô trường Newton đã cho con một sự hứa hẹn về tương lai độc lập và tự chủ.

Wednesday, 29 January 2014

PHIỀN TOÁI chỉ vì TRÓT "NHỚ" bánh chưng TẾT

0 comments
Ghi chép lại trouble đi tới IPPE, Atlanta, JAN -2014

Trước ngày lên đường đi công tác ở Mỹ giáp Tết Giáp Ngọ 2014, vợ chồng tôi và bọn trẻ đi gói bánh chưng tập thể cùng với nhóm bạn thân. Bọn trẻ tập biết gói và tôi cũng thế. Nồi bánh chưng luộc xong cùng với sự liên hoan dài, dài mãi, của nhóm gia đình thân thiết của chúng tôi. Gia đình tôi về trước vì chuẩn bị cho chuyến đi công tác xa nhà của tôi. Con bé gái khóc thút thít và chỉ mong máy bay bị hỏng, câu con trai bỏ đi xem phim với đám bạn, còn có tôi và chồng vừa chuẩn bị đồ, vừa dặn dò nhau chuẩn bị cho ngày Tết vắng mẹ như thế nào….
Rồi đêm đến, tôi vẫn phải lên đường ra sân bay cùng chồng và bọn trẻ. Tôi cũng mang vội tấm bánh chưng do tự tay con trai gói để lên đường đón Tết ở Mỹ. Hy vọng bánh chưng sẽ làm tôi cùng chị bạn ở cơ quan sẽ đỡ thèm Tết quê nhà.
Nhưng bánh chưng mang theo lại là phần phiền toái của tôi và chị khi đặt chân xuống sân bay Mỹ.
Đến sân bay CHICAGO, khi chúng tôi đang mải đón lấy hành lý gửi máy bay thì một chú chó cứ đẩy túi đồ của chị bạn đi cùng tôi. Cái gì nhỉ? Cô an ninh Mỹ cao to và đẹp yêu cầu chúng tôi mở túi hành lý, ôi trời cái bánh chưng ăn dở ở Sân bay Narita ở Tokyo chưa kịp bỏ??? Cô an ninh Mỹ hỏi trong đây là cái gì, tôi nói bánh chưng đặc sản của Tết, chúng tôi mang đi cho đỡ nhớ,… và phải trình bày trong có gạo nếp, đỗ xanh và … ít thịt lợn. Cô gái trợn mắt nhìn và lấy tay gảy gảy…. ôi phiền rồi sao, lại quay về nước như “DƯƠNG CHÍ DŨNG” rồi sao??? Tôi lo lắng…. nhưng rồi cũng được chấp nhận vì … chẳng có gì cả.
Sau cùng chị bạn đem phần bánh chưng mang theo định bỏ vào sọt rác ở sân bay thì lại một anh chàng cũng cao, cũng to và cũng đẹp trai hỏi “What is it?”, lại trình bày, lại giải thích, anh chàng lại khoanh nhiều vào tờ khai hải quan của cả 2 chúng tôi… Tôi nói với chị bạn “đã qua rồi thì đi thôi, cớ chi vứt”… Tưởng thế là xong, họ lại lôi chúng tôi vào hỏi có làm ở trang trại không? “có”, có đi giày vào trang trại không? Không  thể “yes”, tôi trả lời “no”,  vì… lý do cũng được cho là hợp lý thế là xong: vừa nhập được người, vừa nhập được “hàng hóa”.
Nhưng…, chúng tôi bị trễ chuyến bay tiếp đến Atlanta vì chuyện trót “nhớ” bánh chưng….
Tôi bắt đầu rối, rối vì có 2 chị em, rối vì không có ai để hỏi, không có ai sẵn sàng giúp đỡ. Chị bạn dành cho tôi sự “ưu ái”, “em biết nói tiếng anh, em tính đi nhé chứ ngủ ở sân bay là chết đấy”.

LUẬT HẤP DẪN

Chết là chết thế nào, tôi bình tĩnh và bắt đầu sử dụng lực hấp dẫn mà đã được một người bạn tham gia khóa học của một chuyên gia hướng dẫn “khi mình nghĩ đến sự việc gì, mình quyết tâm theo đuổi suy nghĩ đó đến cùng và tập trung trí óc vào giải quyết sự việc đó, thì hiệu ứng sẽ xuất hiện”. Lúc nghe người bạn nói tôi cũng ậm ừ để ngỏ, lúc này tôi thấy cần phải thử để giải quyết việc lên máy bay dù đã muộn.
Tôi bắt đầu tìm một vị trí ngồi hẹn chị bạn đợi, còn tôi đi liên hệ…
Tôi tới quầy check in và trình bày việc cần đi Atlanta để dự buổi họp ngày mai, cũng lại anh chàng cao, to, đẹp trai khác nói với tôi, không chắc chắn là tôi có được đi hay không, và xếp cho tôi Stand by với gương mặt tỉnh khô như chẳng có chuyện gì, mặc tôi nhìn anh ta với vẻ khẩn khoản.
Tôi lại đi quầy check in khác, cũng lại trình bày… nhưng ở đây họ không thích sự trình bày mà chỉ trả lời tôi với thái độ “như trên”: lạnh lùng, dứt khoát. Tôi hỏi cô người Mỹ quầy check in về hành lý của tôi đã gửi đi từ chuyến trước (vì tôi nghĩ sẽ không lỡ chuyến này), cô gái người Mỹ xinh nhưng chẳng làm tôi vui vì cô ấy khẳng định có "vấn đề đấy". Và tôi với chị bạn chỉ còn cách đợi và hy vọng hành lý của mình chẳng sao cả. Chị bạn nói tôi đại ý “cậu đi liên hệ đi, cậu giỏi ngoại giao lắm mà”, hay “cậu đến Mỹ rồi mà sao không thạo”??? Vừa buồn cười vừa bực vì đây là nước Mỹ và nước Mỹ chứ có phải Thái Bình quê tôi đâu, tôi mới đi hơn một lần cũng như mới tinh chứ…, nhưng rồi tôi tập trung vào luật hấp dẫn…
Tôi la cà hỏi một vài người đợi máy bay, được biết họ cũng bị nhỡ máy bay nhưng họ có vé chứ không ở dạng “stand by” như chúng tôi. Nhưng rồi tôi hỏi, liệu có mất phí cho việc có vé không, tôi sẵn sàng chi, người bạn Mỹ nói với tôi, không phải mất phí cứ chờ. Nếu nhân viên hàng không mà lấy phí của bất kỳ ai thì sẽ bị đuổi việc nếu như người đưa tiền kiện sau đó.
Ở Mỹ không “kiện củ khoai”, thế nên chỉ còn mỗi việc tập trung vào lực hấp dẫn. Tôi quay lại quầy check in thứ hai, trình bày với cô người Mỹ xinh nhưng không cao, không to khác nữa... Tôi nói với cô này rằng tôi sẵn sàng đợi cho đến chuyến bay cuối cùng để kịp buổi họp ngày mai, và tôi sẽ cứ ngồi đây chờ cô ấy hướng mắt về tôi, hay đọc tên tôi. Và tôi làm như thế thật, đầu tôi chỉ tập trung vào việc tôi sẽ được đi chuyến bay sau đó và tôi chỉ cầu nguyện và quan sát xung quanh…
…Ai cũng laptop hoặc nói chuyện điện thoại. … Thùng rác khắp mọi nơi…. Sân bay đông người và sạch.
…Vào vệ sinh cũng xếp hàng…. Mọi thứ đều tự động… kể cả nhà vệ sinh…. Trẻ con thì bé mấy cũng tự đi bộ… Ai cũng sẵn câu “thank you”, cho đi như thể rất thừa… Luôn nhường đường nếu ta theo thói quen đi vội.
Và chắc là tôi sẽ đến lượt thôi… Sau 3 tiếng đợi chờ, điều hiệu nghiệm đã đến khi tôi chìa hộ chiếu để được xin có vé check in, cô người MỸ rõ xinh nhưng không cao và bé đã gọi tên tôi Ms, PHẠM mà PHẠM thì chỉ có tôi ở đó… và họ còn nói tôi có một người nữa đi cùng…. Vâng dạ rối rít, tôi cầm vé của mình và định giơ tay lấy vé của chị bạn, cô người Mỹ ấy nói; để cô ấy đưa tận tay chị bạn của tôi. À thì ra thế, chút ân huệ phải được trao cho chính chủ chứ nhỉ. Lực hấp dẫn hay sự cầu nguyện của tôi đều đi đến hiệu ứng có hiệu quả.
Trên máy bay từ Chicago về Atlanta, chúng tôi ngủ một mạch, tỉnh dậy là máy bay hạ đất, tôi cứ nghĩ mãi sao phía công ty mời mình không liên hệ nhỉ? Trên đường về KS với bão tuyết và độ lạnh cứng người, tôi vẫn chỉ nghĩ tới việc làm sao liên hệ được với đối tác… Tuyết ngập trắng trời, nhưng rồi về đến khách sạn chị bạn nhìn ngay thấy đồng chí đối tác người Philipphin, đúng là cầu được ước có…


Chúng tôi về tới khách sạn sau 20 giờ trong lòng ống đường bay từ Việt nam tới Atlanta. Nhớ và nhớ tạc dạ về sự “tự do và nỗi nhớ” kiểu Việt nam nhưng cũng học thêm được sự kiên trì bởi luật hấp dẫn…

Friday, 11 October 2013

TỚI MỸ tháng 1-2013

0 comments


CHIẾN CÔNG CHƯA PHẢI CUỐI CÙNG của ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

0 comments
Tôi là người sinh ra sau hòa bình của Miền Bắc và trước hòa bình của Miền Nam & cả của cả đất nước Việt nam.
Tôi được xem và đọc sách, được cha mẹ, ông bà kể lại về ngày nghe tin Bác Hồ mất, những đoàn người khóc và kéo dài, dài đến muôn dặm. Lúc đó, tôi vẫn nói  với mẹ "thế mà con không được xem" (?)
Phải chăng đó là sự đồng thuận của lòng dân? Sự đồng thuận đó được lặp lại khi nỗi thương tiếc vị đại tướng huyền thoại của dân tộc ra đi vào ngày 4/10/2013, ở tuổi 103- Ông là Võ Nguyên Giáp.
Nhưng lời tri ân của mọi tầng lớp nhân dân dành cho Ông với niềm tiếc thương vô hạn. Dòng người hàng ngày đổ về Hà Nội, để được mong kịp về viếng Ông ở số nhà 30-Đường Hoàng Diệu-Hà Nội...
Điều đó đã khẳng định thêm một lần nữa Ông là vị tướng trong lòng của người dân Việt và đây cũng là chiến công chưa phải là cuối cùng mặc dù khi trái tim Ông đã ngừng đập.
Cuộc đời là những phép cộng và trừ, Ông đã cộng cho dân tộc Việt nhiều chiến công và trừ đi những phần gian khó về mình. 
Ông đã trừ đi cho mình những sự chịu đựng, gai góc trong mọi hoàn cảnh nhưng cộng cho người dân Việt, cho đời những giá trị về đạo đức sống, về trách nhiệm của người đứng đầu, về trí tuệ của người luôn đau đáu vì dân tộc. 
Ông cộng thêm cho bạn bè Quốc tế sự kính phục và niềm tin cho người dân Việt về một tương lai tươi sáng. Ông cộng cho nhiều người sự thức tỉnh về nhân cách và trừ đi cho mình là sự ra đi nhẹ nhàng và thanh thản.
Có lẽ một kỳ tích mới sau sự ra đi của Ông là niềm tin của lớp trẻ về một đất nước Việt Nam quật cường anh dũng đứng nên sáng ngời. Lương tâm sẽ thức tỉnh, ông sẽ mỉn cười nơi Vũng Chùa -Đảo Yến, Quảng Bình, Ông sẽ báo cáo với người Thầy của mình về lớp lớp thế hệ tri thức Việt Nam đang đưa thuyền dân tộc cập những bến bờ hạnh phúc và phồn thịnh.

Saturday, 30 June 2012

JAPFA COMFEED VIETNAM khởi công xây dựng nhà máy TAGS Tại Hoà Bình

0 comments
Công ty CP JAPFA COMFEED VIETNAM khánh thành nhà máy thức ăn gia súc thứ 5 tại Việt nam (nhà máy thứ 3 tại Miền Bắc) ở tỉnh Hoà Bình vào ngày 28/6/2012.  Tới dự buổi lễ khánh thành có Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải, ông có lời phát biểu và chỉ đạo  các bên liên quan để tạo điều kiện cho JAPFA xây dựng nhà máy TAGS sớm hoàn thành và JAPFA phải tuân thủ các luật định của chính phủ Việt nam. Nhà máy này dự định sẽ hoàn thành vào quý II năm 2013.

Tại Việt nam, JAPFA đã phát triển hệ thống chăn nuôi gia công gà thịt từ đầu năm 2000 với mục đích tạo sự thu nhập ổn định cho bà con nông dân và các nhà đầu tư trong thị trường giá cả gà thịt đầy biến động và có nhiều rủi ro.
Hệ thống chăn nuôi gia công (CGF) của JAPFA tại Miền Bắc phát triển ở trên 11 tỉnh thành và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho rất nhiều hộ chăn nuôi.
Để có thể thiết lập một trang trại chăn nuôi gia công, hộ chăn nuôi (hoặc nhà đầu tư) phải đáp ứng được những yêu cầu:
- Diện tích đất đai dành cho chăn nuôi > 1500 m2 ở xa khu dân cư trên 100 m.
- Diện tích xây dựng trang trại: 70 m x 12,6 m, nuôi được 8000 con gà tới 3 kg xuất bán.
- Có đường điện 3 pha.
- Có nguồn nước sạch cung cấp > 4000 lít nước/ngày (4m3 nước/ngày)
- Có kinh phí để xây trại: 600 triệu - 800 triệu.
- Yêu thích sự thu nhập ổn định khoảng 65 triệu -> 70 triệu/lứa (1lứa = 2 tháng), trong đó chi phí chăn nuôi cho 1 lứa bình quân khoảng 25 triệu - 30 triệu (bao gồm tiền nhân công chăn nuôi, tiền điện, tiền than, ga, củi).

Liên hệ bộ phận chăn nuôi gia công Miền Bắc: ĐT 091.321.9469.Email: binh96@gmail.com







Sunday, 10 June 2012

KHỞI NGHIỆP BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG HẠT CÁT

4 comments

Lấy tựa đề “khởi nghiệp bắt đầu từ những hạt cát”, Alphabeblog đã chia sẻ trên mạng sự thành công của những doanh nhân với cộng đồng mạng
Hãy bắt đầu từ cây bút “ghi lại những điều cần phải làm”, điều mà không ít những bạn trẻ hiện nay chỉ làm việc với phong thái “hai tay bắt chéo sau hông”.
Bài viết đã đưa tin ông Vương Hữu Hùng với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới chia sẻ công thức thành công trong bước hoạch định: hiểu thế mạnh và đam mê của bản thân, xác định mục tiêu rõ rang và nỗ lực hết mình.
Theo ông, các bạn trẻ hiện nay dễ bị phân tâm vì có quá nhiều lựa chọn. Để giải quyết vấn đề này, ông nhấn mạnh phải có chiến lược nghề nghiệp rõ ràng, bắt đầu bằng việc đưa ra những “ngã rẽ” nghề nghiệp dựa trên đam mê. Muốn xác định đúng đam mê, các bạn phải gạt bỏ các yếu tố kinh tế, xã hội, áp lực tài chính. Theo ông chỉ khi đứng vững trước những ngã rẽ nghề nghiệp thì mới có sự đột phá thay đổi cuộc đời.
Ông Hùng cũng chỉ ra những phương pháp để xác định đúng đam mê và loại trí thông minh đang sở hữu (ngôn ngữ, toán học, nghệ thuật…). Ông nhấn mạnh nhiều bạn trẻ định vị được bản thân nhưng vẫn thất bại vì không dám thay đổi và khả năng đương đầu với những khó khăn xảy ra trong những thời điểm mang tính bước ngoặt thấp. Mọi việc sẽ đơn giản hơn, thay vì ngồi uống cà phê và suy nghĩ thì “lấy giấy bút ghi lại những điều cần làm và làm quyết liệt”.
TỰ TIN VỚI NHỮNG HẠT CÁT
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh thông qua việc chia sẻ những câu chuyện trong 15 năm ở vai trò tuyển dụng đã đưa ra phương pháp tiếp cận nhà tuyển dụng hiệu quả bằng hồ sơ và thư ngỏ. Ông nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng: “Hồ sơ xin việc đẹp và chuyên nghiệp chỉ có thể là của người chuyên nghiệp, giàu nội lực”.
Ông Quỳnh nhắc những bạn trẻ phải chăm chút từng chút hồ sơ xin việc và thư xin việc. Nhà tuyển dụng không quan tâm những hồ sơ viết sai chính tả và những hình thẻ chụp cẩu thả, tạm bợ.
Ông nói: “Bằng những chi tiết nhỏ nhất phải khẳng định được cho nhà tuyển dụng biết tuyển dụng tôi là khoản đầu tư có lãi cho công ty”.
Ngoài ra, ông Quỳnh đề cập đến việc xây dựng “giá trị gia tăng” của bản thân để có thể tiếp cận thị trường việc làm với những vị trí “béo bở” không được đăng tải trên các mẩu quảng cáo. “Giá trị gia tăng” ở đây bao gồm thái độ làm việc, các mối quan hệ trong ngành và tên tuổi được chăm chút từ những ngày đầu xuất hiện trên thị trường lao động.
Bà Nguyễn Thị Việt Thanh, giám đốc điều hành mạng xã hội doanh nhân Anphabe, trao đổi với các bạn trẻ về những điều nhỏ như hạt cát
Với phần nói chuyện của mình, bà Nguyễn Thị Việt Thanh giúp các bạn trẻ hiểu đúng về THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN và sự cần thiết. Theo bà Thanh, THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN không chỉ là hình ảnh bề ngoài mà bao gồm cả tính cách, tư cách và phong cách.
Để xây dựng THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN cần có sự hấp dẫn, giá trị và khác biệt. Tuy nhiên, việc xây dựng 3 yếu tố này là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, trong đó có những điểm nhấn, ấn tượng ban đầu là điểm nhấn quan trọng. Ấn tượng ban đầu – dù được xác định chỉ trong 11 giây – nhưng có thể là mãi mãi. “Bạn không có cơ hội thứ hai để xây dựng ấn tượng ban đầu” – bà Việt Thanh khẳng định.
LÀM SAO ĐỂ CÓ ĐƯỢC PHONG THÁI TỰ TIN TRƯỚC NHỮNG NHÀ TUYỂN DỤNG GIÀU KINH NGHIỆM VÀ GIỎI TẠO ÁP LỰC
Bà Thanh nói đến “thế đứng khủng long” trước giờ phỏng vấn và hướng dẫn các bạn trẻ trải nghiệm. “Thế đứng khủng long” là cách gọi vui của việc đứng nhắm mắt và tưởng tượng mình đang có một cái đuôi to, trong đó chứa năng lực làm việc vô tận, tình yêu của gia đình người thân. “Em cảm thấy bớt run và tự tin hơn sau khi thực hành thế đứng này” – Đông, một sinh viên mới ra trường đang chờ việc, hào hứng kể lại trải nghiệm của mình. Đông bảo mình không thấy run dù đang đứng trước gần 1.000 người.
TỰ TIN MÌNH LÀ NGƯỜI BẮT TAY ĐÚNG CÁCH
Bà Thanh đi bắt tay ngẫu nhiên với 5 người và đưa ra kết luận: quá ít người biết điều đơn giản nhưng quan trọng này. Ấn tượng ban đầu nằm ở cái bắt tay ban đầu. Bà Việt Thanh luôn nhấn mạnh khi hướng dẫn thực hành cách bắt tay: Lực nắm vừa phải, bàn tay không lạnh và ướt, gan bàn tay phải chạm vào nhau, không quá 3 giây, mắt nhìn nhẹ nhàng vào đối phương…
NÊN LÀM GÌ KHI TRAO ĐỔI DANH THIẾP
Bà Thanh chia sẻ: nhiều người vừa nhận được danh thiếp của đối tác, chưa xem qua đã nhét vội vào túi sau một cách thô thiển. Bà kể một lần bà hài lòng sau khi bắt tay một sinh viên thì nhận được danh thiếp rất đẹp của người này. Chiếc danh thiếp ấy ngoài những thông tin liên lạc cơ bản, ngay phần chức danh ghi dòng chữ: “Sinh viên”.
Bà nói: “Để có một hộp danh thiếp chỉ mất 100.000 đồng, đó là giá quá rẻ để góp.
TÔI MUỐN NÓI VỚI BẠN ĐIỀU ĐƠN GIẢN
Sau khi đọc bài viết trên tôi thấy chẳng tìm ra được điều gì mà mình cho là chưa đúng. Đúng tất tần tật, tôi chỉ muốn nói với những bạn đọc trọn vẹn bài viết này: hãy bắt đầu hành trang cho cuộc đời mình! Nếu bạn đã rất thành đạt hãy chia sẻ những trải nghiệm của mình với người bên cạnh. Nếu bạn bắt đầu mới bước vào cuộc sống thì hãy nghiêm khắc với bản thân và bắt đầu tạo dựng THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN bằng những điều rất nhỏ, nhỏ như hạt cát.

Wednesday, 2 May 2012

CHUYẾN TAXI CUỐI CÙNG CUẢ ĐỜI NGƯỜI

0 comments
Ngẫm lại cho tới bây giờ tôi thấy mình đã thay đổi rất nhiều so với hơn 10 năm về trước và có lẽ tất cả đều do học từ sách, truyện và sự trải nghiệm. Vậy tại sao khi có một câu chuyện hay lại không đem chia sẻ?
Và rồi rất nhiều lần tôi nhận được quà tặng của bạn bè qua Email (quà đâu phải bằng vật chất!!!),
ví dụ:
Sent: Tuesday, May 01, 2012 11:13 AM
To: 'Binh Pham Thi Thanh'
Subject: CHUYẾN TAXI CUỐI CÙNG CUẢ ĐỜI NGƯỜI
 
Tặng em 1 câu chuyện cảm động và đầy ý nghĩa!! Chúc Bình có 1 kỳ nghỉ lễ vui vẻ nhé!!!!!

Được sự đồng ý của tác giả Email, mình đã chia sẻ câu chuyện đầy ngụ ý

CHUYẾN TAXI CUỐI CÙNG CUẢ ĐỜI NGƯỜI

Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. Một đêm có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....
Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...
Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.
“Xin chờ một chút “ giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường. Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
- Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..
Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”
Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:
- Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...
Liếc mắt vào tờ giấy ghì địa chỉ, tôi buột miệng:
- Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....
- Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi trên đường tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...
Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.
- Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....
Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách lặng lẽ:
- Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......
Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố. Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy. Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.
Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ muời sáu tuổi... Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....
Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như một hơi thở nhẹ:
- Thôi, mình đi...
Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.
- Bao nhiêu tiền vậy cháu?
Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.
- Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...
- Đã có những khách hàng khác, thưa bác...
Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:
- Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.
Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mớ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phiá sau.
Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe lanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa... Suốt cả ngày hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....
Tự nhiên nghiệm trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ... Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...
Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.