Hội thảo Đắc Nhân Tâm Trong Kỷ Nguyên Số, do tổ chức Dale Carnegie tổ chức vào ngày 23 tháng 3 năm 2012.
Địa điểm: Lầu 3 Khách sạn Sheraton, Quận 1, TP HCM.
Diễn giả: bà Triana Newton, Phó chủ tịch Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Tổ chức Dale Carnegie & Associates
Vào năm 1936, Dale Carnegie đã hoàn toàn thuyết phục các độc giả của ông khi nói rằng: “Đối nhân xử thế có lẽ là vấn đề lớn nhất mà các bạn gặp phải”. Và ông đã đặt hết tâm huyết của mình để cho ra đời tác phẩm nổi tiếng “How to Win Friends and Influence People” (Quyển sách rất nổi tiếng ở Việt Nam với tên gọi Đắc Nhân Tâm).
Câu nói của Carnegie vẫn đúng với thời đại ngày nay. Để làm đẹp lòng người nhưng vẫn không để thiệt phần mình quả thật không đơn giản chút nào. Liệu có khó hơn leo lên Vạn lý Trường Thành?
Ngày nay, tốc độ giao tiếp, truyền tải thông tin tăng nhanh đến chóng mặt. Các phương tiện truyền thông ồ ạt xuất hiện. Mạng lưới toàn cầu đang mở rộng không biên giới, vượt qua giới hạn của ngành nghề và các hệ tư tưởng. Dù vậy, những thay đổi về công nghệ kỹ thuật không những không khiến cho những nguyên tắc ứng xử của Carnegie trở nên lỗi thời mà còn một lần nữa khẳng định lại giá trị của chúng trong thời đại này. Đó chính là nền tảng giúp bạn thành công trong vô vàn các tình huống của cuộc sống dù là khi tiếp thị một sản phẩm, xin lỗi vợ hoặc chồng của mình hay thuyết phục các nhà đầu tư. Nếu không biết những nguyên tắc ứng xử cơ bản này, bạn sẽ dễ dàng xúc phạm người khác, gửi sai thông điệp muốn truyền tải hoặc thể hiện sự chủ quan thái quá.
Những nguyên tắc ứng xử của Carnegie – không chỉ trích, oán trách hay than phiền, nói về những điều người khác quan tâm, thừa nhận lỗi lầm bản thân, giữ thể diện cho người khác – không phải để giúp bạn trở thành người có tài ăn nói, mà muốn nhắc nhở bạn nghĩ đến người khác trước khi muốn nói điều gì. Chúng khuyến khích bạn thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề khó khăn, khuyến khích bạn trở thành một người cha, người mẹ, một nhân viên bán hàng, một đồng nghiệp, một người chồng, người vợ, một quản lý tốt bụng và khiêm tốn hơn. Những nguyên tắc ứng xử này không hướng dẫn bạn cách tạo ảnh hưởng cho người khác bằng tài “tự lăng xê” hoặc lôi kéo mà tạo cho bạn thói quen tôn trọng, cảm thông và khoan dung đối với người khác.
Bạn sẽ được đáp trả lại những gì? Đó là sự giàu có, các mối quan hệ bền vững, lâu dài, sự tín nhiệm, khả năng lãnh đạo người khác và trên hết là một “thương hiệu” nổi bật trong một thế giới vị kỷ.
Dưới đây là một số nguyên tắc vàng trong thuật đối nhân xử thế của Dale Carnegie, vốn vẫn chưa bao giờ mất đi tính ứng dụng và giá trị của nó dù xưa hay nay.
1. Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ.
Tạo ra sự kết nối chính là chìa khóa dẫn đến thành công với các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là trên các mạng xã hội. Một trang Facebook mà ở đó doanh nghiệp chỉ nói về bản thân mình sẽ không thu hút được sự chú ý của mọi người. Trong thế giới Internet, bạn lắng nghe bằng cách đặt câu hỏi. Khi bạn hỏi, bạn dễ thu hút sự tham gia từ họ hơn, vì mọi người ai cũng đều thích được lắng nghe. Và khi họ bắt đầu bình luận, trang fan page của bạn sẽ được lan truyền rộng rãi, mạnh mẽ hơn.
2. Nói về điều mà người khác quan tâm.
Tôi thường được hỏi là “Tôi nên ghi gì lên các trang thông tin cá nhân trên mạng xã hội?”. Câu trả lời của tôi luôn như nhau. Bất cứ điều gì mà khán giả của bạn cho là có giá trị. Giá trị có thể nằm ở một bài báo gợi sự tò mò, một câu hỏi kích thích tư duy, một trích dẫn có khả năng tạo cảm hứng, một đoạn video hài hước, v.v… Khi họ càng cảm thấy thích thú, họ càng tham gia nhiều hơn vào cuộc chia sẻ, trò chuyện.
3. Mỉm cười.
Làm thế nào để cười trên máy tính? Sử dụng một biểu tượng như “:)”? Không dễ như vậy đâu. Điều ông Carnegie muốn nói là một nụ cười giúp mọi người cảm thấy ấm áp hơn. Và khi viết một nội dung lên mạng, một nụ cười biểu hiện ở một thái độ lạc quan, tích cực. Trong thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội, điều này có thể ở dạng một sự ủng hộ (Endorsement) trên mạng LinkedIn, một “Like” trên Facebook hay là một lần Re - Tweet (nhắc lại điều người khác nói) trên Twitter.
4. Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
Điều này liên quan đến những lời phê bình tiêu cực trên các mạng. Ngày nay khi người ta có thể dễ dàng trút sự thất vọng của mình sau màn hình máy tính, những lời khó chịu này dường như xuất hiện thường xuyên hơn và gây tổn thương nhiều hơn. Vì vậy khi phải đối mặt với những lời chỉ trích trên web, nếu có thể, tốt nhất là nên tránh xa chúng, hoặc là giả vờ như không để ý. Khi biện hộ cho chính mình bạn chỉ đổ thêm dầu vào lửa và chẳng khác gì bạn đã công nhận những người chỉ trích đó cũng như nội dung mà họ đã viết. Hãy cố gắng để khắc phục tình hình hoặc tốt nhất là nên lờ nó đi và tiếp tục làm việc tốt với các khách hàng trung thành của mình để nhận được các bài nhận xét tích cực.
5. Chân thành quan tâm đến người khác.
Nếu bạn chỉ muốn làm theo một trong những nguyên tắc của Dale Carnegie khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, thì hãy làm theo nguyên tắc này. Hãy quan tâm đến những người bạn kết nối trên web một cách chân thành, và những điều may mắn sẽ đến với bạn và doanh nghiệp của bạn.
Ứng dụng những nguyên tắc này không chỉ giúp bạn có sức ảnh hưởng đến người khác mà còn giúp bạn sống nhân đức hơn mỗi ngày. Hãy tưởng tượng xem với sự giúp đỡ của các công cụ tân tiến, mạng lưới quan hệ xã hội của bạn sẽ rộng lớn đến dường nào. Hãy tưởng tượng xem sẽ như thế nào nếu mọi người trong công ty đều hành xử tốt đẹp giống như bạn. Trong kỷ nguyên này với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đây chính là cơ hội rất tốt giúp bạn tạo nên sức ảnh hưởng của mình đến người khác. Và không có 1 thành công nào mà không bắt đầu từ những mối quan hệ.
Những nguyên tắc ứng xử của Carnegie – không chỉ trích, oán trách hay than phiền, nói về những điều người khác quan tâm, thừa nhận lỗi lầm bản thân, giữ thể diện cho người khác – không phải để giúp bạn trở thành người có tài ăn nói, mà muốn nhắc nhở bạn nghĩ đến người khác trước khi muốn nói điều gì. Chúng khuyến khích bạn thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề khó khăn, khuyến khích bạn trở thành một người cha, người mẹ, một nhân viên bán hàng, một đồng nghiệp, một người chồng, người vợ, một quản lý tốt bụng và khiêm tốn hơn. Những nguyên tắc ứng xử này không hướng dẫn bạn cách tạo ảnh hưởng cho người khác bằng tài “tự lăng xê” hoặc lôi kéo mà tạo cho bạn thói quen tôn trọng, cảm thông và khoan dung đối với người khác.
Bạn sẽ được đáp trả lại những gì? Đó là sự giàu có, các mối quan hệ bền vững, lâu dài, sự tín nhiệm, khả năng lãnh đạo người khác và trên hết là một “thương hiệu” nổi bật trong một thế giới vị kỷ.
Dưới đây là một số nguyên tắc vàng trong thuật đối nhân xử thế của Dale Carnegie, vốn vẫn chưa bao giờ mất đi tính ứng dụng và giá trị của nó dù xưa hay nay.
1. Lắng nghe người khác. Khuyến khích người khác nói về họ.
Tạo ra sự kết nối chính là chìa khóa dẫn đến thành công với các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là trên các mạng xã hội. Một trang Facebook mà ở đó doanh nghiệp chỉ nói về bản thân mình sẽ không thu hút được sự chú ý của mọi người. Trong thế giới Internet, bạn lắng nghe bằng cách đặt câu hỏi. Khi bạn hỏi, bạn dễ thu hút sự tham gia từ họ hơn, vì mọi người ai cũng đều thích được lắng nghe. Và khi họ bắt đầu bình luận, trang fan page của bạn sẽ được lan truyền rộng rãi, mạnh mẽ hơn.
2. Nói về điều mà người khác quan tâm.
Tôi thường được hỏi là “Tôi nên ghi gì lên các trang thông tin cá nhân trên mạng xã hội?”. Câu trả lời của tôi luôn như nhau. Bất cứ điều gì mà khán giả của bạn cho là có giá trị. Giá trị có thể nằm ở một bài báo gợi sự tò mò, một câu hỏi kích thích tư duy, một trích dẫn có khả năng tạo cảm hứng, một đoạn video hài hước, v.v… Khi họ càng cảm thấy thích thú, họ càng tham gia nhiều hơn vào cuộc chia sẻ, trò chuyện.
3. Mỉm cười.
Làm thế nào để cười trên máy tính? Sử dụng một biểu tượng như “:)”? Không dễ như vậy đâu. Điều ông Carnegie muốn nói là một nụ cười giúp mọi người cảm thấy ấm áp hơn. Và khi viết một nội dung lên mạng, một nụ cười biểu hiện ở một thái độ lạc quan, tích cực. Trong thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội, điều này có thể ở dạng một sự ủng hộ (Endorsement) trên mạng LinkedIn, một “Like” trên Facebook hay là một lần Re - Tweet (nhắc lại điều người khác nói) trên Twitter.
4. Cách giải quyết tranh cãi tốt nhất là đừng để nó xảy ra.
Điều này liên quan đến những lời phê bình tiêu cực trên các mạng. Ngày nay khi người ta có thể dễ dàng trút sự thất vọng của mình sau màn hình máy tính, những lời khó chịu này dường như xuất hiện thường xuyên hơn và gây tổn thương nhiều hơn. Vì vậy khi phải đối mặt với những lời chỉ trích trên web, nếu có thể, tốt nhất là nên tránh xa chúng, hoặc là giả vờ như không để ý. Khi biện hộ cho chính mình bạn chỉ đổ thêm dầu vào lửa và chẳng khác gì bạn đã công nhận những người chỉ trích đó cũng như nội dung mà họ đã viết. Hãy cố gắng để khắc phục tình hình hoặc tốt nhất là nên lờ nó đi và tiếp tục làm việc tốt với các khách hàng trung thành của mình để nhận được các bài nhận xét tích cực.
5. Chân thành quan tâm đến người khác.
Nếu bạn chỉ muốn làm theo một trong những nguyên tắc của Dale Carnegie khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, thì hãy làm theo nguyên tắc này. Hãy quan tâm đến những người bạn kết nối trên web một cách chân thành, và những điều may mắn sẽ đến với bạn và doanh nghiệp của bạn.
Ứng dụng những nguyên tắc này không chỉ giúp bạn có sức ảnh hưởng đến người khác mà còn giúp bạn sống nhân đức hơn mỗi ngày. Hãy tưởng tượng xem với sự giúp đỡ của các công cụ tân tiến, mạng lưới quan hệ xã hội của bạn sẽ rộng lớn đến dường nào. Hãy tưởng tượng xem sẽ như thế nào nếu mọi người trong công ty đều hành xử tốt đẹp giống như bạn. Trong kỷ nguyên này với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đây chính là cơ hội rất tốt giúp bạn tạo nên sức ảnh hưởng của mình đến người khác. Và không có 1 thành công nào mà không bắt đầu từ những mối quan hệ.